CÔNG TY CP BÊ TÔNG XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT TRUNG

CHUYÊN SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM

HOTLINE : 0986.132.807

iso

Kinh nghiệm đổ bê tông

Bê tông tươi cũng giống như các hỗn hợp bê tông khác đây một loại vật chất cứng tạo nên bởi hỗn hợp xi măng, đá vôi, đá nghiền, cát, nước và các thành phần phụ gia khác. Chúng được trộn tại các trạm trộn đạt tiêu chuẩn ISO 9001 và được cung cấp ra thị trường bởi công ty cổ phần bê tông xây dựng và thương mại Việt Trung tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Chính vì vậy khi tiến hành thi công loại vật liệu này thì cũng tương tự như thi công các hỗn hợp bê tông khác. 

Những kinh nghiệm đổ bê tông

Các bạn nên lưu ý trong bê tông, chất kết dính (xi măng + nước, nhựa đường, phụ gia…) làm vai trò liên kết các cốt liệu thô (đá, sỏi,…đôi khi sử dụng vật liệu tổng hợp trong bê tông nhẹ) và cốt liệu mịn (thường là cát, đá mạt, đá xay,…) và khi đóng rắn, làm cho tất cả thành một khối cứng như đá

Với các công trình khi sử dụng bê tông tươi thì cần đảm bảo điều kiện kỹ thuật về mác, độ sụt, nhiệt độ, thời gian từ lúc rời trạm đến công trường xây dựng. 

Lưu ý:
  • Thời gian: Giờ xuất xưởng ghi trên phiếu và giờ đổ bê tông ra cấu kiện không vượt quá 120 phút.
  • Mác bê tông: So sánh với thiết kế của cấu kiện và phiếu giao hàng.
  • Độ sụt: Thử độ sụt bê tông so với phiếu giao hàng. Bê tông được đổ vào nón sụt 3 lần, mỗi lần đầm 15 cái bằng thanh thép tròn đường kính 14, sau đó gạt phẳng và rút nón thử trong thời gian 5+-2s, dùng thước đo kiểm tra độ sụt.
  • Nhiệt độ bê tông: Nhiệt độ bê tông tại thời điểm đổ không nên vượt quá 30 độ.
  • Lấy mẫu:Lấy mẫu bêtông (3 khối 15x15x15cm) cho mỗi đợt 20m3 thực hiện, có dán ký hiệu riêng để đánh dấu trên mẫu và khu vực đổ bê tông trên bản vẽ.
  • Ký hiệu yêu cầu đủ các thông tin:

Kỹ thuật đổ bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Chính vì vậy khi tiến hành đổ các bạn cần đảm bảo các yêu cầu sau.

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đổ 
  • Đổ bê tông phải theo trình tự từ xa tới gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
  • Sử dụng đầm thích hợp trong quá trình đổ các hạng mục công trình
  • Phải đổ liên tục, tránh dừng lại gây ảnh hưởng đến kết cấu của công trình thi công
  • Nên hạn chế đổ bê tông khi trời mưa
 

Cách giáp mối giữa các vùng đổ bê tông

Với các công trình có diện tích lớn thì các bạn lưu ý là cần phải tính toán vùng đổ sao cho giáp nối giữa các vùng trong cùng đợt đổ có sự đồng nhất về ninh kết. Tránh hiện tượng cùng đợt đổ mà vùng đổ bê tông đợt trước đã bắt đầu ninh kết mà vùng đổ sau chưa đổ đến kịp. 
Khi đổ sàn mà sử dụng nhiều bơm thì các bạn phải sắp xếp bơm và hướng đổ cho hợp lý. Có thể phân chia mạch ngừng bê tông cho hợp lý khi mà diện tích sàn đổ quá lớn.
Thời gian chờ giáp mối của vùng đổ thì không nên vượt quá 60 phút. Tuy nhiên đây chỉ là tương đối vì các bạn phải căn cứ vào điều kiện thời tiết cụ thể để xác định một cách chuẩn xác nhất.
 

Kỹ thuật đầm bê tông

Đầm là việc bắt buộc phải tiến hành khi đổ hỗn hợp này. Và kỹ thuật đầm cũng rất quan trọng với công trình.
Các bạn nên nhớ phải đầm liên tục và đều khắp các vị trí đổ để tránh hiện thượng bị rỗ của bê tông.
Đối với các hạng mục khác nhau thì kỹ thuật đầm cũng khác nhau. Với cột và vách thì các bạn cần đổ vào chân cột, chân vách một lớp cao 30-40 cm rồi đầm kỹ sau đó tiếp tục đổ và đầm từng lớp 60-80cm cứ như vậy đến độ cao nhất định thì dừng lại. Khi đầm lớp vừa đổ thì chày đầm dùi cắm vào lớp trước 20cm. Khi nào nước bê tông nổi đều trên tiết diện cột, vách thì ngừng đầm và đổ lớp tiếp theo.
 
 
Lưu ý là không nên đầm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phân tầng và đến cốp pha.
Đối với dầm sàn có chiều cao lớn phải đổ và đầm theo từng lớp. Trên sàn phải được cào và đầm đều.
Với cầu thang, nếu các bạn tiến hành đổ cầu thang thì đây là cấu kiện rất dễ bị rỗ do đó cần lưu ý khi đổ và đầm. Khi đầm cần kết hợp với cào và vuốt bê tông để chế chảy. Khi kết cấu đã ổn định nên kết hợp dùng búa gõ lại trên bề mặt cốp pha.
 

Kinh nghiệm bảo dưỡng bê tông

Cũng giống như các loại khác, với việc đổ bê tông tươi thì các bạn cũng cần tiến hành bảo dưỡng trong thời gian 7 ngày.
Ở điều kiện thường, ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng thì các bạn cần che phủ bề mặt để tránh trắng bề mặt. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cường độ của chúng đó các bạn nhé.
Trong 3 ngày đầu các bạn phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Khoảng cách của các lần thì thường là 2 giờ một lần đối với ban ngày. Còn 3 giờ một lần đối với ban đêm. Những ngày sau thì mỗi ngày chỉ cần tưới 3 lần nước.
Khi tưới nước nên tưới đều, sử dụng các bình phun, vòi xịt tránh tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết.
Với sàn mái thì các bạn nên bảo dưỡng bằng cách xây be và bơm nước lên và nhớ là không được để khô trắng mặt bê tông
Các bạn không nên tác động lực quá mạnh lên bề mặt bê tông vừa ninh kết để tránh hiện tượng biến dạng bề mặt ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như kết cấu của công trình
Chúng tôi hi vọng rằng với những kinh nghiệm vừa rồi mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình thi công xây dựng các công trình.

Có thể liên quan

Video kỷ niệm 14 năm ngày thành lập Công ty (03/07/2009 – 03/07/2023)

Ngày 03/07/2023 Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng và Thương mại Việt Trung tổ chức lễ kỷ niệm 14 năm ngày thành lập Công ty (03/07/2009 – 03/07/2023)....

Một số hình ảnh kỷ niệm 13 năm ngày thành lập Công ty (03/07/2009 – 03/07/2022)

Một số hình ảnh kỷ niệm 13 năm ngày thành lập Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng và Thương mại Việt Trung (03/07/2009 – 03/07/2022) tại các trạm:...

Một số đối tác tiêu biểu

0986.132.807